Cũng đã 5 năm rồi mình không phỏng vấn vì đang enjoy công việc hiện tại. Vào tháng 1 năm nay mình có phỏng vấn và nhận 2 offer vị trí Senior Engineer và Tech Lead, từ tháng 7 sẽ bắt đầu chuyển sang công việc mới, chia tay công việc hiện tại đã gắn bó khá lâu.
Cuối cùng thì mình chọn offer bên Senior Engineer, mặc dù offer Tech Lead mình đã từ chối thì offer đó cao hơn offer mình đã chọn 100 man. Nhưng mình thì tâm hồn vẫn còn ham chơi, muốn có thời gian rảnh chơi game, xem phim, nhậu nhẹt, do đó mình chọn offer Senior Engineer chứ không làm Tech Lead vì không muốn quá bận rộn với công việc.
Bài này tuy hơi dài nhưng mình muốn chia sẻ một chút trải nghiệm lần đầu của mình, từ lúc bắt đầu có ý định phỏng vấn cho đến lúc nhận offer và từ chối offer bên còn lại, và trao đổi để nhận offer trước nửa năm. Hy vọng bạn nào đang là Junior có ý định thử sức phỏng vấn vào vị trí Senior Engineer có thể tham khảo.
Cuối cùng thì mình chọn offer bên Senior Engineer, mặc dù offer Tech Lead mình đã từ chối thì offer đó cao hơn offer mình đã chọn 100 man. Nhưng mình thì tâm hồn vẫn còn ham chơi, muốn có thời gian rảnh chơi game, xem phim, nhậu nhẹt, do đó mình chọn offer Senior Engineer chứ không làm Tech Lead vì không muốn quá bận rộn với công việc.
Bài này tuy hơi dài nhưng mình muốn chia sẻ một chút trải nghiệm lần đầu của mình, từ lúc bắt đầu có ý định phỏng vấn cho đến lúc nhận offer và từ chối offer bên còn lại, và trao đổi để nhận offer trước nửa năm. Hy vọng bạn nào đang là Junior có ý định thử sức phỏng vấn vào vị trí Senior Engineer có thể tham khảo.
Cơ duyên
Mình không hẳn có mục đích chuyển việc trong năm nay, vì công việc hiện tại đang rất thoải mái và tự do. Một ngày nọ tự dưng mình vào lại LinkedIn để update profile sau vài năm để trắng, thêm vào các chứng chỉ vừa mới đậu, cũng không để thông tin là muốn tìm việc hay gì cả. Từ ngày hôm sau thì các HR (đa phần là người nói tiếng Anh bởi vì profile LinkedIn của mình dùng tiếng Anh) bắt đầu gửi các JD.
Bởi vì mục đích update profile trên LinkedIn không phải là để chuyển việc cho nên ban đầu mình cũng không mặn mà lắm với các JD. Tuy nhiên nghĩ lại thấy cũng đã 5 năm rồi mình chưa phỏng vấn công ty nào, và cũng muốn thử xem sau vài năm thì trình độ đã lên được Senior chưa, do đó mình đã thử sức, cũng là lần đầu tiên phỏng vấn vị trí Senior.
Bởi vì mục đích update profile trên LinkedIn không phải là để chuyển việc cho nên ban đầu mình cũng không mặn mà lắm với các JD. Tuy nhiên nghĩ lại thấy cũng đã 5 năm rồi mình chưa phỏng vấn công ty nào, và cũng muốn thử xem sau vài năm thì trình độ đã lên được Senior chưa, do đó mình đã thử sức, cũng là lần đầu tiên phỏng vấn vị trí Senior.
Chọn HR
Tuy sống ở Nhật nhưng mình rất thích làm việc trong môi trường global, có nhiều người nước ngoài, có thể sử dụng tiếng Anh (mặc dù tiếng Anh mình quên nhiều rồi), do đó mình xem profile của các HR đã nhắn tin, xem qua về JD họ đã gửi, và chọn ra 2 HR chính, một người Mỹ và một người Nhật thuộc 2 tập đoàn trông có vẻ global.
Chọn công ty và vị trí sẽ phỏng vấn
Để tránh mất thời gian của đôi bên thì ban đầu cần phải hiểu rõ quan điểm của nhau, nhất là mức lương tối thiểu và thời điểm có thể vào công ty. Mình có trao đổi với các HR về mong muốn, ví dụ như ưu tiên làm online, giờ giấc linh hoạt, có thể về Việt Nam làm online ngắn hạn, môi trường có nhiều người nước ngoài, và quan trọng là tech stack, những kỹ thuật mong muốn khi làm việc.
Các HR sẽ lọc theo điều kiện trên và gửi về khá nhiều JD phù hợp.
Mình thì khi đọc các JD mình ưu tiên đọc trước về môi trường làm việc, phúc lợi, tech stack, và tiếp theo là thông tin về công ty, dự án sẽ tham gia. Đợt vừa rồi mình chọn ra tầm khoảng 10 công ty để đăng ký phỏng vấn. Mình chọn nhiều nhiều để qua từng vòng tạch dần dần là vừa 😂
Các HR sẽ lọc theo điều kiện trên và gửi về khá nhiều JD phù hợp.
Mình thì khi đọc các JD mình ưu tiên đọc trước về môi trường làm việc, phúc lợi, tech stack, và tiếp theo là thông tin về công ty, dự án sẽ tham gia. Đợt vừa rồi mình chọn ra tầm khoảng 10 công ty để đăng ký phỏng vấn. Mình chọn nhiều nhiều để qua từng vòng tạch dần dần là vừa 😂
Quy trình phỏng vấn
Những phần cơ bản khi phỏng vấn ví dụ như lý do chuyển việc, lý do chọn công ty, sở trường sở đoản các kiểu thì mình không đề cập đến vì quá phổ biến rồi, bài này mình tập trung nói về các vấn đề về kỹ thuật khi phỏng vấn.
Đợt này mình hoàn toàn phỏng vấn online. Với mỗi công ty thì sẽ có quy trình khác nhau, tuy nhiên thường thì sẽ là như sau:
Đợt này mình hoàn toàn phỏng vấn online. Với mỗi công ty thì sẽ có quy trình khác nhau, tuy nhiên thường thì sẽ là như sau:
Vòng hồ sơ
Những hồ sơ đủ tiêu chuẩn sẽ được tham gia phỏng vấn. Mình bị loại vài công ty vì 履歴書 và 職務経歴書 chưa đủ kinh nghiệm cho vị trí và mức lương mong muốn.
Casual interview
Có thể có hoặc không, đây là buổi nói chuyện để ứng viên và nhân viên giao tiếp một cách tự nhiên, trao đổi thông tin mà cả hai bên muốn biết trước quá trình tuyển dụng.
Buổi trao đổi này không phải là buổi phỏng vấn, do đó tác phong, trang phục không nhất thiết phải y như một buổi phỏng vấn chính thức. Sau buổi này nếu đôi bên không đáp ứng nhau thì công ty có thể loại ứng viên, hoặc ứng viên có thể dừng không phỏng vấn nữa.
Buổi trao đổi này không phải là buổi phỏng vấn, do đó tác phong, trang phục không nhất thiết phải y như một buổi phỏng vấn chính thức. Sau buổi này nếu đôi bên không đáp ứng nhau thì công ty có thể loại ứng viên, hoặc ứng viên có thể dừng không phỏng vấn nữa.
Phỏng vấn vòng 1
Thường là với Team Leader và Engineer. Vòng này thì sau màn chào hỏi giới thiệu qua lại thì phía công ty sẽ trình bày về công ty, dự án. Sau đó là đến ứng viên trình bày về kinh nghiệm, khả năng của mình trong các dự án đã tham gia. Trình bày về hướng đi của sự nghiệp trong tương lai.
Và sau đó là phần trả lời câu hỏi liên quan đến kỹ thuật khá là khó.
Và sau đó là phần trả lời câu hỏi liên quan đến kỹ thuật khá là khó.
Phỏng vấn vòng 2
Thường là với Engineer Manager, Senior Engineer
Vòng này thì phía công ty sẽ không trình bày kỹ về quy mô công ty và dự án nữa bởi vì đã trình bày ở vòng 1 rồi, thay vào đó họ tập trung hỏi nhiều hơn về kỹ thuật và cách giải quyết các vấn đề trong dự án, kinh nghiệm quản lý dự án, quản lý team.
Những câu hỏi về kỹ thuật của vòng này cũng rất khó.
Vòng này thì phía công ty sẽ không trình bày kỹ về quy mô công ty và dự án nữa bởi vì đã trình bày ở vòng 1 rồi, thay vào đó họ tập trung hỏi nhiều hơn về kỹ thuật và cách giải quyết các vấn đề trong dự án, kinh nghiệm quản lý dự án, quản lý team.
Những câu hỏi về kỹ thuật của vòng này cũng rất khó.
Làm bài test
Theo trải nghiệm của mình thì sẽ rơi vào các hình thức sau:
- Làm một project theo yêu cầu, ngôn ngữ, framework được chọn tự do trong list có sẵn. Ví dụ như tạo project về API của website xem phim, website bán hàng online...v..v.
- Làm bài test dạng code chương trình theo yêu cầu, lựa chọn ngôn ngữ trong list có sẵn, trong một khoảng thời gian nhất định.
- Làm bài test IQ, test tính cách, hoặc test trình độ tiếng Nhật bằng cách giải các bài 読解
- Làm một project theo yêu cầu, ngôn ngữ, framework được chọn tự do trong list có sẵn. Ví dụ như tạo project về API của website xem phim, website bán hàng online...v..v.
- Làm bài test dạng code chương trình theo yêu cầu, lựa chọn ngôn ngữ trong list có sẵn, trong một khoảng thời gian nhất định.
- Làm bài test IQ, test tính cách, hoặc test trình độ tiếng Nhật bằng cách giải các bài 読解
Phỏng vấn vòng cuối
Sau khi qua được vòng làm bài test thì sẽ đến vòng cuối, thường thì lúc này sẽ phỏng vấn với chủ tịch, giám đốc hoặc những người chức vụ cao trong công ty.
Vòng này thì không hỏi về kỹ thuật, nhưng hỏi nhiều về tính cách, kinh nghiệm và cách giải quyết vấn đề, hướng đi của sự nghiệp trong tương lai.
Vòng này thì không hỏi về kỹ thuật, nhưng hỏi nhiều về tính cách, kinh nghiệm và cách giải quyết vấn đề, hướng đi của sự nghiệp trong tương lai.
Một số nội dung về kỹ thuật khi phỏng vấn Senior
Các câu hỏi về kỹ thuật khá là nhiều, mỗi vòng mình được hỏi trên dưới 20 câu về kỹ thuật. Nội dung thì xoay quanh một số kỹ thuật sau, ngoài ra còn nhiều nữa nhưng mình không nhớ hết
- Agile, SCRUM
- Quản lý code bằng Git, ví dụ rebase, cherry-pick
- Review code
- Database, ví dụ đối với RDBMS thì thiết kế các table như thế nào
- Các mô hình MVC, MVP và MVVM
- Design Pattern
- Testing, ví dụ như TDD, BDD
- Caching
- Refactor
- UIUX
- CICD
- SEO
- Session, Cookie
- Background job
- Batch job
- Serverless
- Search engine, ví dụ Elasticsearch
- Cấu hình Cloud cho project, ví dụ nếu sử dụng AWS thì thiết kế EC2, ECS, S3, ALB, CDN như thế nào
- Tối ưu chi phí khi sử dụng Cloud
- Tối ưu performance, SQL tuning, N+1 query
- Security, ví dụ như SQL injection, XSS
- Agile, SCRUM
- Quản lý code bằng Git, ví dụ rebase, cherry-pick
- Review code
- Database, ví dụ đối với RDBMS thì thiết kế các table như thế nào
- Các mô hình MVC, MVP và MVVM
- Design Pattern
- Testing, ví dụ như TDD, BDD
- Caching
- Refactor
- UIUX
- CICD
- SEO
- Session, Cookie
- Background job
- Batch job
- Serverless
- Search engine, ví dụ Elasticsearch
- Cấu hình Cloud cho project, ví dụ nếu sử dụng AWS thì thiết kế EC2, ECS, S3, ALB, CDN như thế nào
- Tối ưu chi phí khi sử dụng Cloud
- Tối ưu performance, SQL tuning, N+1 query
- Security, ví dụ như SQL injection, XSS
Nhận offer và từ chối offer
Mình xưa giờ không có thói quen chuẩn bị hay học thuộc để phỏng vấn, khi phỏng vấn thì nghĩ sao nói vậy. Do đó kết quả thế nào thì cũng vui vẻ chấp nhận. Sau ròng rã gần 1 tháng phỏng vấn các công ty, thì mình nhận được 2 offer.
Sau khi offer được gửi về thì sẽ một buổi trao đổi, lần này thì chỉ là đôi bên chào hỏi cảm ơn và xác nhận lại một số thông tin.
Thời hạn để trả lời offer thường là 1 đến 2 tuần. Với mình thì cả 2 offer mình đều rất ưng ý, cả hai đều giờ giấc tự do, làm full remote, được về Việt Nam làm online. Do đó lúc suy nghĩ mình cũng đã rất đắn đo. Sau khi quyết định thì gửi mail chấp nhận offer cho công ty, và gửi mail cảm ơn và xin từ chối offer bên còn lại. Sau đó gửi mail hoặc tin nhắn cảm ơn các HR đã trao đổi với mình trong suốt quá trình.
Tâm trạng vừa vui vừa buồn, vui vì biết bản thân đã trở thành Senior và sắp đảm nhận vị trí mới, nhưng cũng buồn vì sắp phải chia tay nơi đã rất gắn bó, và môi trường mới không có đồng nghiệp là người Việt Nam. Cũng xác định tinh thần công việc mới sẽ khó khăn vất vả hơn hiện tại rất nhiều.
Sau khi offer được gửi về thì sẽ một buổi trao đổi, lần này thì chỉ là đôi bên chào hỏi cảm ơn và xác nhận lại một số thông tin.
Thời hạn để trả lời offer thường là 1 đến 2 tuần. Với mình thì cả 2 offer mình đều rất ưng ý, cả hai đều giờ giấc tự do, làm full remote, được về Việt Nam làm online. Do đó lúc suy nghĩ mình cũng đã rất đắn đo. Sau khi quyết định thì gửi mail chấp nhận offer cho công ty, và gửi mail cảm ơn và xin từ chối offer bên còn lại. Sau đó gửi mail hoặc tin nhắn cảm ơn các HR đã trao đổi với mình trong suốt quá trình.
Tâm trạng vừa vui vừa buồn, vui vì biết bản thân đã trở thành Senior và sắp đảm nhận vị trí mới, nhưng cũng buồn vì sắp phải chia tay nơi đã rất gắn bó, và môi trường mới không có đồng nghiệp là người Việt Nam. Cũng xác định tinh thần công việc mới sẽ khó khăn vất vả hơn hiện tại rất nhiều.